Chào mừng bạn đến blog thù.vn Trang Chủ

Table of Content

Quá trình học tập của người sinh năm 1994 ✅ Uy Tín

Kinh Nghiệm Hướng dẫn Quá trình học tập của người sinh năm 1994 Mới Nhất

Bùi An Phú đang tìm kiếm từ khóa Quá trình học tập của người sinh năm 1994 được Cập Nhật vào lúc : 2022-12-18 07:20:10 . Với phương châm chia sẻ Mẹo Hướng dẫn trong nội dung bài viết một cách Chi Tiết 2022. Nếu sau khi tham khảo Post vẫn ko hiểu thì hoàn toàn có thể lại Comments ở cuối bài để Ad lý giải và hướng dẫn lại nha.

Đặt vấn đề

Các nhà tâm lí học đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động trong sự hình thành, phát triển và thể hiện nhân cách con người, đặc biệt là vai trò của hoạt động có đối tượng. Đối tượng của hoạt động chính là động cơ. Về mặt tâm lí học, hạt nhân của nhân cách là sự gắn kết chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau của hệ thống thứ bậc động cơ, tạo nên mối quan hệ tích cực của chủ thể với khách thể hoạt động. Chính vì lẽ đó, các nhà tâm lí học khoa học đã nêu rõ vai trò của động cơ trong việc hình thành, phát triển nhân cách, giáo dục con người. AN. Lêonchiev khẳng định: “Sự hình thành nhân cách con người, biểu hiện về mặt tâm lí trong sự phát triển mặt động cơ của nhân cách” [7]. EV. Shôrôkhôva cho rằng: “Muốn giải quyết nhiệm vụ thực tiễn về giáo dục con người, tâm lí học cần phải nghiên cứu sự phát triển động cơ của nhân cách” [11].

Trong sự nghiệp giáo dục, việc hình thành và phát triển nhân cách người học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có hoạt động học tập, động cơ học tập và việc tổ chức quá trình học tập nhằm hình thành động cơ. Các nhà tâm lí học, giáo dục học đã tiến hành nghiên cứu có những kết quả to lớn về lý luận và thực tiễn vấn đề động cơ học tập của người học, song đứng trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện con người trong việc xây dựng xã hội học tập, coi trọng việc học tập suốt đời góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc về mọi mặt thì vấn đề động cơ hoạt động nói chung và động cơ học tập của người học cần tiếp tục  nghiên cứu ở một trình độ sâu hơn, với những thành tựu to lớn hơn.

Vấn đề mục đích học tập, động cơ, động lực học tập đã được nhiều nhà lãnh đạo, quản lí trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm, trong đó có những tư tưởng đã được khẳng định và đánh giá cao.

Trong Huấn thị về công tác học tập, huấn luyện tại Hội nghị Huấn luyện toàn quốc lần thứ nhất, ngày 8 tháng 5 năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao tư tưởng tự học. Khi trả lời câu hỏi: “Học để làm gì?” Bác Hồ đã nêu lên 4 điểm sau đây:

    Học để sửa chữa tư tưởngHọc để tu dưỡng đạo đứcHọc để tin tưởng vào đoàn thể, vào nhân dân, vào tương lai của dân tộc, của cách mạngHọc để hành [10]

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII ngày 16.12.1996, Tổng bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ: “ Vấn đề hàng đầu hiện nay là phải tìm động lực cho người dạy và người học, sao cho người dạy nêu cao trách nhiệm trước thế hệ trẻ, toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ của mình, phấn đấu vươn lên đáp ứng những tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng, đạo đức, trình độ của người thầy giáo trong chế độ mới. Còn người học thì phải chăm sóc hoàn thiện nhân cách, hăng say miệt mài học tập tiếp thu tri thức khoa học để trở thành những công dân hữu ích đối với xã hội” [13].

Trong những năm gần đây, trên thế giới người ta bàn luận nhiều và đánh giá cao những tư tưởng được nêu lên khá độc đáo của Jacque Delois trong bản Báo cáo gửi UNESCO có nhan đề “Học tập – một kho báu tiềm ẩn” (được UNESCO công bố vào tháng 4 năm 1996). J. Delors coi việc học tập suốt đời như là một trong những chìa khóa nhằm đáp ứng những thách thức của thể kỷ XXI, trong đó nêu lên “Bốn trụ cột của giáo dục” như là chỗ dựa để phát triển việc học, đó là:

    Học để biếtHọc đề làmHọc để cùng chung sốngHọc để tự khẳng định mình (làm người) [6]

Những luận điểm nói trên khẳng định ý nghĩa đặc biệt của vấn đề động cơ học tập của người học – với tư cách là một yếu tố tâm lí quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài thì việc chỉ ra cơ sở khoa học, trong đó cơ sở tâm lí học không thể không nghiên cứu vấn đề động cơ học tập của người học.

Khái quát một số hướng nghiên cứu động cơ học tập trong tâm lí học

Vấn đề động cơ học tập đã được triển khai nghiên cứu sâu rộng ở nhiều nhà tâm lí học ở nước ngoài và trong nước. Có thể khái quát thành hai hướng chính trong việc nghiên cứu động cơ học tập:

Hướng 1: Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về động cơ học tập

Hướng 2: Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra một trong những con đường chủ đạo trong việc hình thành phát triển và làm bộc lộ động cơ học tập thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của người học.

    Quan niệm của một số nhà tâm lí học Phương Tây

Nhìn chung các nhà tâm lí học Phương Tây cho rằng động cơ học tập bao gồm nhân tố chủ quan bên trong người học nhằm đáp lại các kích thích từ phía khách quan của hoàn cảnh.

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, E. Thorndike, nhà tâm lí học động vật, tiền thân của chủ nghĩa hành vi trong những luận điểm cơ bản của sự học (The Fundamentals of Learning) [12] cho rằng: “Động cơ học tập là những kích thích hướng hành vi học đạt tới kết quả”.

Woodworth vào những năm 60 của thế kỷ trước trong bài: “Lý thuyết đầu tiên về động cơ hành vi” [15] đã phê phán học thuyết về nhu cầu cơ thể coi động cơ mang tính bản năng. Ông cho rằng con người có những hứng thú đặc biệt, nhưng không phải chúng xuất hiện do những nhu cầu cơ thể mang tính bản năng, mà xuất phát từ các hành động của con người qua các trải nghiệm. Việc thỏa mãn nhu cầu công việc không chỉ do kết của công việc đem lại mà còn nảy sinh từ trong quá trình thực hiện công việc. Kích thích hoạt động học tập của con người có tính chuyên biệt, mang tính người không hoàn toàn thuộc về bản năng mà nó xuất hiện và thể hiện trong quá trình con người tích cực hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội.

Jerome Bruner vào những năm 60 trong tác phẩm “Quá trình giáo dục” [4] cho rằng cái bắt buộc người học phải học có thể được quyết định không chỉ là những mục đích nằm ngoài hoạt động học (chẳng hạn: thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con cái, hoặc quan niệm cho rằng học tập là phương tiện để có tương lai vv…), mà điều chính yếu là những kích thích nằm ngay trong hoạt động học tập.  Ông cho rằng: “Động cơ bên trong là động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhất con người lĩnh hội tài liệu học tập phức tạp. Đó là những kích thích mà người học ý thức được như một phần thưởng về mặt trí tuệ”.

Carl Rogers vào những năm 60 trong cuốn “On Becoming a Person” (Bản dịch “Tiến trình thành nhân” của Tô thị Ánh và Vũ Trọng Ứng vào năm 1994. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh) [5] đã nêu lên vấn đề động lực học tập. Ông cho rằng: Sự học hỏi thực sự khác với cách học hỏi chồng chất việc tiếp thu tri thức, ngày càng tăng vốn tri thức, mà là những học hỏi trong đó người học phải khám phá ra và chiếm lĩnh vốn tri thức ấy, đưa đến sự thay đổi hành vi, những hành động hướng tới tương lai của cá nhân. Động lực thôi thúc sự học hỏi xuất phát từ sự tự thể hiện nhân cách người học, hướng vào tiềm năng phát triển đưa đến sự tăng trưởng bản thân trong tiến trình thành nhân, trong đó người học thực sự đối đầu với những vấn đề do cuộc sống đặt ra, mong muốn học hỏi tiếp, mong muốn trưởng thành, hy vọng thành công và khao khát sáng tạo.

F.E. Veinert [14] vào những năm 90 trong bài viết “Các lý thuyết về học tập và những mô hình giảng dạy” cho rằng: Người ta đã sớm nhận ra một điều khá cơ bản trong việc học của con người là việc học chỉ diễn ra có kết quả thực sự nếu người học có động cơ và tính tích cực tối thiểu. Theo ông:

– Việc học có động cơ hỗ trợ

–  Học tập như một quá trình hoạt động tích cực và mang tính kiến tạo

–  Việc học tập được hoàn cảnh hóa và tình huống hóa

F.E. Veinert cũng khẳng định rằng: Việc học tập ở nhà trường đặc biệt có hiệu quả khi:

– Người học có động cơ học tập đúng

– Trong học tập, những yêu cầu phát triển về trí tuệ phù hợp với khả năng về thể chất và trí lực của người học

– Người học có cơ hội thiết lập những mối quan hệ có ý nghĩa giữa mục tiêu và nhiệm vụ học tập

– Người học có khả năng đánh giá sự tiến bộ của mình trong học tập dựa trên các tiêu chuẩn khách quan và các thông tin phản hồi

– Quá trình học diễn ra trong điều kiện người học dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh học tập.

Tóm lại, điểm qua một vài tác giả Phương Tây nghiên cứu về động cơ học tập, cho thấy:

    Họ chú ý cả 2 nhân tố chủ quan và khách quan tạo nên động cơ học tập ở người học. Có tác giả như E. Thorndike đề cao các kích thích từ phía bên ngoài người học, có tác giả như R. Woodworth thì chú ý nhiều tới nhân tố chủ quan từ phía người họcVì thế vấn đề cần đặc biệt quan tâm là phải giả quyết đúng đắn hợp lí mối quan hệ qua lại giữa nhân tố kích thích bên ngoài và các nhân tố bên trong chủ thể hoạt động học.Trong các quan điểm đã nêu thì quan điểm của J. Bruner, F.E Weinert là những quan điểm hợp lí hơn cả, có nhiều điểm gần với quan điểm cảu các nhà Tâm lí học Xô Viết trước đây.
      Nghiên cứu động cơ học tập của một số nhà Tâm lí học Xô Viết trước đây
    Quan điểm của A.N. Lêônchiev

Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX dưới ánh sáng của quan điểm xã hội lịch sử trong Tâm lí học do L.X. Vưgôtxki đề xướng, cũng như nguyên tắc thống nhất ý thức và hoạt động do X.L. Rubinstein nêu lên, A.N. Lêônchiev đã đi sâu nghiên cứu “những vấn đề phát triển tâm lí” [7], trong đó có vấn đề “Sự phát triển động cơ học tập của học sinh”. Ông quan niệm “Động cơ học tập của học sinh là sự định hướng của trẻ vào việc lĩnh hội tri thức và đạt điểm cao, cũng như được cha mẹ, giáo viên và các bạn khen ngợi. Trẻ em học tập do một hệ thống kích thích có thứ bậc tạo thành, trong đó có những động cơ chủ đạo có những động cơ thứ yếu. A.N. Lêônchiev chia động cơ học tập thành 2 nhóm: Động cơ “hiểu biết” và động cơ “hành động”, khi mà sự hiểu biết đạt tới mức đủ kích thích học sinh học tập thì nó trở thành động cơ “hành động”.

    Quan điểm của L.I. Bôzhôvich, X. Môrôdôva, L.X. Slaviria [2], [3]

Ngay từ những năm 1951 đến những năm 80 của thế kỷ XX, L.I. Bôzhôvich và các cộng sự tiến hành nghiên cứu sự phát triển động cơ học tập của học sinh phổ thông, đã khẳng định:

+ Động cơ học tập là cái vì nó khiến trẻ học tập, hay nói khác đi cái kích thích trẻ học tập.

+ Sự phát triển động cơ học tập ở học sinh phổ thông diễn ra theo 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (Học sinh lớp 1 và lớp 2), động cơ xã hội trong học tập chiếm ưu thế

Giai đoạn thứ hai (Học sinh lớp 3 đến lớp 6-7), tình cảm đạo đức trong học tập chiếm ưu thế

Giai đoạn thứ ba (Học sinh lớn), động cơ học tập hướng vào nghề nghiệp tương lai (Hứng thú học tập hướng vào việc chọn nghề)

+ Động cơ học tập là trung tâm của nhân cách, trong đó có những động cơ ưu thế bền vững tạo nên cấu trúc thứ bậc động cơ

+ Động cơ học tập ở học sinh có thể chia thành 2 loại: Động cơ có tính xã hội rộng rãi; động cơ nảy sinh trong chính quá trình học tập, thể hiện ở hứng thú học tập, ở sự thỏa mãn với kết quả, làm cho học sinh tăng cường độ học tập, tính định hướng của hoạt động trí tuệ, sự khắc phục khó khăn trong học tập vv…

    Quan điểm của A.K. Markôva và cộng sự

Vào những năm 80 A.K. Markôva và cộng sự: A.B. Orlôv, L.M. Phridman [8], [9] đã nêu lên một số nội dung cơ bản về động cơ học tập của học sinh. Theo bà, để nghiên cứu động cơ học tập của học sinh phải:

+ Phân tích nội dung hoạt động học tập

+ Phân tích sự định hướng của học sinh vào nhiệm vụ và phương pháp thực hiện hoạt động học tập. A.K. Markôva đã chia động cơ học tập của học sinh thành 2 nhóm lớn và mỗi nhóm lại chia thành nhiều động cơ cụ thể:

Nhóm thứ nhất là nhóm động cơ nhận thức (liên quan đến nội dung và quá trình thực hiện hoạt động học tập) gồm có động cơ nhận thức rộng; động cơ học tập – nhận thức; động cơ tự học.  Nhóm thứ hai là nhóm động cơ xã hội bao gồm động cơ xã hội rộng; động cơ xã hội hẹp; động cơ hợp tác xã hội.

    Tác giả M.I. Alêcxêeva [1] đi sâu nghiên cứu động cơ học tập của học sinh các lớp 5-6 và chỉ ra rằng yếu tố nhân lõi của động cơ học tập là động cơ quá trình và động cơ kết quả.Nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên:

Trên cơ sở quan điểm về cấu trúc cơ bản của hoạt động học tập của sinh viên do N.V. Cudơmina nêu lên gồm 5 thành phần: nhận thức, thiết kế, kết cấu, tổ chức và giao tiếp từ những năm 80 nhiều nhà Tâm lí học đại học đã đi sâu nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên, trong đó có Ph.I. Rakhômatulina đã khái quát thành 5 nhóm động cơ học tập của sinh viên là:

+ Động cơ nhận thức – khoa học

+ Động cơ nghề nghiệp

+ Động cơ xã hội

+ Động cơ đồng nhất hóa

+ Động cơ vụ lợi cá nhân

Đến đây, có thể nêu lên một vài nhận xét có tính khái quát về việc nghiên cứu động cơ học tập của học sinh, sinh viên của các nhà tâm lí học Xô Viết trước đây như sau:

    Vấn đề động cơ nói chung, động cơ học tập nói riêng đã được các nhà Tâm lí học Xô Viết đặc biệt quan tâm và họ đã đem lại đóng góp to lớn về phương diện lý luận và thực tiễn.Hoạt động học tập của người học được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau, tạo thành một hệ thống động cơ có thứ bậc, trong đó có một số động cơ giữ vai trò chủ đạo, một số động cơ giữ vai trò thứ yếu.Có nhiều cách phân loại động cơ học tập ở người học, nhưng đa số các nhà Tâm lí học Xô Viết chia động cơ học tập thành 2 loại cơ bản: động cơ mang tính xã hội và động cơ nhận thức.Một số tác giả còn nói tới loại động cơ thứ ba – động cơ nhận thức mang tính xã hội. Một số tác giả chia động cơ học tập thành 2 nhóm: nhóm động cơ bên ngoài như sự đánh giá, khen thưởng, động viên khuyến khích, hoàn thành trách nhiệm nghĩa vụ người đi học vv…nhóm động cơ bên trong liên quan tới chính nội dung học tập và quá trình lĩnh hội tri thức vv…Con đường hình thành, phát triển động cơ học tập chủ yếu qua con đường tổ chức quá trình hoạt động học tập của người học.
      Vài nét về nghiên cứu động cơ học tập của người học qua nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
    Một số nghiên cứu sinh Việt Nam đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ tâm lí học ở Liên Xô trước đây vào những năm 80 của thế kỷ XX chẳng hạn:

+ Đỗ Mộng Tuấn “Động cơ hoạt động của học sinh trong học tập và ảnh hưởng của việc tổ chức hoạt động đến động cơ” (1980).

+ Nguyễn Kế Hào “Đặc điểm và cấu trúc của động cơ hoạt động học tập trong sự phụ thuộc vào các kiểu khái quát tài liệu học tập” (1981).

+ Phạm Thị Đức “Những điều kiện tâm lí của việc hình thành động cơ nhận thức trong hoạt động học tập ở học sinh thiếu niên” (1988).

    Một số nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ Tâm lí học về động cơ học tập ở các Viện nghiên cứu và Trường Đại học ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX chẳng hạn:

+ Nhâm-Văn Chăn Con (NCS Campuchia) “Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh cấp 2” (1990).

+ Khăm Phăn Khăm On (NCS Lào) “Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” (1994).

+ Trịnh Quốc Thái “Nghiên cứu động cơ học tập của học sinh lớp 1 dưới ảnh hưởng của phương pháp nhà trường” (1996).

+ Lê Xuân Tiến “Động cơ học tập của học sinh lớp 5” (1997).

+ Trần Thị Thìn “Động cơ học tập của sinh viên Sư phạm” (2004).

+ Dương Thị Kim Oanh “Động cơ chọ tập của sinh viên các ngành khoa học kỹ thuật” (2009).

Ngoài ra một số tác giả đã đề cập tới vấn đề động cơ học tập trong các tài liệu, các sách, các báo cáo và các bài báo khoa học, như các tác giả Hồ Ngọc Đại, Đặng Xuân Hoài, Lê Ngọc Lan, Đào Thị Oanh, Nguyễn Hồi Loan vv…

Tóm lại: Trên bình diện thực tiễn, không ít tác giả Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu vấn đề động cơ học tập của học sinh, sinh viên, đặc biệt chú ý quan điểm hình thành phát triển động cơ học tập qua việc tổ chức quá trình học tập ở người học.

Đôi điều bàn luận về việc nghiên cứu vấn đề động cơ học tập của người học

Từ những điều tổng quan vài nét chung nhất về việc nghiên cứu vấn đề động cơ học tập càng thấy rõ quan điểm nhấn mạnh vai trò trung tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người là vấn đề động cơ hoạt động, trong đó có động cơ học tập. Đứng trước yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện con người, trong việc tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, cần coi trọng việc xây dựng động cơ học tập của con người trong xã hội học tập với mục tiêu học tập suốt đời đặc biệt quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và quan điểm về 4 trụ cột trong giáo dục do J. Delors đề xuất.

Trong việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu và triển khai việc giáo dục, hình thành động cơ học tập cho người học một mặt chúng ta tiếp tục vận dụng kế thừa có chọn lọc các thành tựu của các nhà Tâm lí học nước ngoài cũng như những kết quả đã đạt được của các tác giả Việt Nam, mặt khác cần xây dựng các nguyên tắc tiếp cận, các quan điểm lý luận chỉ đạo việc nghiên cứu vấn đề động cơ nói chung, động cơ học tập của người học nói riêng, tìm kiếm, xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề này. Đành rằng vấn đề động cơ luôn là vấn đề nan giải phức tạp trong tiếp cận nghiên cứu thực tiễn, thực nghiệm, đánh giá cấu trúc tâm lí các thành tố, các mặt biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành, phát triển biểu hiện động cơ học tập của người học.

Chúng tôi cho rằng việc tiếp tục nghiên cứu động cơ học tập ở học sinh Việt Nam cần kế thừa, khai thác những vấn đề lý luận cơ bản sau:

    Lý luận về động cơ hoạt động theo lý thuyết hoạt động, đặc biệt quan điểm của
N. Lêônchiev
    Lý luận về hoạt động học tập, động cơ học tập của các nhà Tâm lí học Xô Viết như: Đ.B. Enkônhin, V.V. Đavưđôv, N. V. Cudơmina, A.K. MarkôvaLý luận về sự hình thành phát triển động cơ thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của người học.Có nhiều khái niệm về động cơ học tập, có thể tiếp tục khai thác nội dung cơ bản chung nhất về động cơ học tập do nhà tâm lí học Xô Viết L.I. Bôzhôvich đã nêu: “Động cơ học tập là cái vì nó khiến người ta học tập, nói khác đi là cái kích thích con người học tập” [2].

Có nhiều cách phân loại động cơ học tập. Kế thừa các cách phân loại đã có về động cơ học tập của học sinh, sinh viên có thể xem xét động cơ học tập của người học nói chung theo 4 loại cơ bản sau:

    Động cơ nhận thức- khoa họcĐộng cơ xã hội trong học tậpĐộng cơ cá nhânĐộng cơ nghề nghiệp

Trong hoàn cảnh thực tiễn sôi động của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với nhiều biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội trong xu hướng hội nhập giao lưu quốc tế, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà, chúng ta không thể không bàn đến vấn đề động cơ học tập của người học để góp phần tạo một động lực cho sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thành công.

Danh mục tài liệu tham khảo

Alêcxêeva M.I. Động cơ học tập của học sinh cấp 2. M. Nhà xuất bản Giáo dục (Liên Xô) (1963).Bôzhôvich L.I. Vấn đề phát triển động cơ của trẻ em M. Liên Xô (1950).Bôzhôvich L.I. và cộng sự. Phát triển động cơ học tập của học sinh. M. Liên Xô (1951).Bruner J. Quá trình giáo dục (the process of Education. Cambridge mass Havard University Press 1962).Carl Rogers. Tiến trình thành nhân (On becoming a Person) Bản dịch nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh (1994).Delors J. (1996). Học tập một kho báu tiềm ẩn. Bản dịch nhà xuất bản Giáo dục (2002).Lêonchiev A.N. Những vấn đề phát triển tâm lí. M. Liên Xô (1972).Markôva A.K. Hình thành động cơ học tập ở lứa tuổi học sinh. Nhà xuất bản Giáo dục M. Liên Xô (1982).Markôva A.K và cộng sự. Động cơ học tập và giáo dục động cơ học tập ở học sinh. Nhà xuất bản Giáo dục. M. Liên Xô (1983).Hồ Chí Minh. Về vấn đề học tập. Nhà xuất bản Sự thật Hà nội (1971).Shôrôkhôva E. V. Khía cạnh tâm lí học vấn đề nhân cách. (Trong những vấn đề lý luận của tâm lí học nhân cách). Nhà xuất bản khoa học. M. Liên Xô (1974).Thorndike E. Những điều cốt yếu của sự học (The Fundamental of Learning N.Y. 1932).Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban CHTƯ Đảng CSVN khóa VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (1997).Veinert F. E. Các lý thuyết về học tập và những mô hình giảng dạy. Bản dịch nhà xuất bản Giáo dục Hà nội (1998).Woodworth R. Lý thuyết đầu tiên về động cơ (A behavior primary theory of motivation N.Y. 1964).

Tác giả nội dung bài viết: GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn

Trường Đại học Sư phạm Tp Hà Nội Thủ Đô

(Bài viết đã được công bố trong Tuyển tập khu công trình xây dựng khoa học Hội thảo quốc gia mang tên “Động cơ hoc tập của người học và trách nhiệm của người dạy – Thực trạng và giải pháp” do Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo dục đào tạo Việt Nam tổ chức ngày 17 – 18 tháng 7 năm 2015 tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, NXB Đại học Quốc gia Tp Hà Nội Thủ Đô, 2015, tr.20-29).

Tải thêm tài liệu liên quan đến nội dung bài viết Quá trình học tập của người sinh năm 1994

Clip Quá trình học tập của người sinh năm 1994 ?

Bạn vừa đọc nội dung bài viết Với Một số hướng dẫn một cách rõ ràng hơn về Review Quá trình học tập của người sinh năm 1994 tiên tiến nhất

Share Link Tải Quá trình học tập của người sinh năm 1994 miễn phí

You đang tìm một số trong những Share Link Cập nhật Quá trình học tập của người sinh năm 1994 miễn phí.

Hỏi đáp thắc mắc về Quá trình học tập của người sinh năm 1994

Nếu sau khi đọc nội dung bài viết Quá trình học tập của người sinh năm 1994 vẫn chưa hiểu thì hoàn toàn có thể lại Comment ở cuối bài để Admin lý giải và hướng dẫn lại nha #Quá #trình #học #tập #của #người #sinh #năm - 2022-12-18 07:20:10

Đăng nhận xét